[Đề cương] Giới thiệu Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020

Ngày 28/03/2022
Cỡ chữ: A+ A A-

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 được Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 13/11/2020, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng  gồm 8 chương, 74 điều, cụ thể:

– Chương I: Những quy định chung gồm 7 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Chương II: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm 05 Mục với 36 điều (từ Điều 8 đến Điều 43) quy định:

+ Mục 1 quy định về doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm 22 điều (từ Điều 8 đến Điều 29) quy định: Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép; điều chỉnh, cấp lại, công bố, niêm yết, nộp lại Giấy phép; chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chuẩn bị nguồn lao động; hợp đồng cung ứng lao động; đăng ký hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hợp đồng môi giới và thù lao theo hợp đồng môi giới; tiền dịch vụ; tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ; trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép, giải thể, phá sản.

+ Mục 2 quy định về doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm 3 điều (từ Điều 30 đến Điều 32) quy định: Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

+ Mục 3 quy định về tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm 03 điều (từ Điều 33 đến Điều 35) quy định: Điều kiện của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

+ Mục 4 quy định về doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài gồm 06 điều (từ Điều 36 đến Điều 41) quy định: Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài; hợp đồng nhận lao động thực tập; hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài; đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập; hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.

+ Mục 5 quy định về đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm 02 điều (Điều 42, Điều 43) quy định: Điều kiện của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Chương III: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm 4 Mục với 18 điều (từ Điều 44 đến Điều 61) quy định:

+ Mục 1 quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài gồm 6 điều (từ Điều 44 đến Điều 49) quy định: Điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài; hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài; quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài; quyền, nghĩa vụ của người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài; quyền nghĩa vụ của người lao động do đơn vị sự nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài.

+ Mục 2 quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết gồm 05 điều (từ Điều 50 đến Điều 54) quy định: Điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết; quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết; hợp đồng lao động trực tiếp giao kết; đăng ký hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh.

+ Mục 3 quy định về bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm 05 điều (từ Điều 55 đến Điều 59) quy định: Điều kiện của bên bảo lãnh; trường hợp, phạm vi bảo lãnh; thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; hợp đồng bảo lãnh; biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

+ Mục 4 quy định về hỗ trợ người lao động sau khi về nước gồm 2 điều (Điều 60, Điều 61) quy định: Hỗ trợ tạo việc làm và khởi nghiệp, hỗ trợ hòa nhập xã hội.

– Chương IV: Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động gồm 04 điều (từ Điều 62 đến Điều 65) quy định: Mục đích bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ; hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; giáo dục định hướng.

– Chương V: Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước gồm 03 điều (từ Điều 66 đến Điều 68) quy định: Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; nhiệm vụ và nguồn hình thành của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

– Chương VI: Quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm 03 điều (từ Điều 69 đến Điều 71) quy định: Nội dung quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trách nhiệm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

– Chương VII: Giải quyết tranh chấp gồm 01 điều (Điều 72) quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

– Chương VIII: Điều khoản thi hành gồm 02 điều (Điều 73, Điều 74) quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.

 


Chia sẻ

Tin cùng chủ đề