HỎI - ĐÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS) ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2020

Ngày 28/03/2022
Cỡ chữ: A+ A A-

Câu 1: Chị A. từng là gái mại dâm và đã nhiễm HIV. Nay chị muốn hoàn lương và tìm một công việc để tự nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, khi chị A. đi xin việc ở các doanh nghiệp, tất cả đều từ chối vì biết chị nhiễm HIV. Xin hỏi, việc các doanh nghiệp không tuyển dụng người nhiễm HIV có đúng quy định pháp luật không?

Đáp: Theo điểm c, khoản 1, điều 4 Luật Phòng chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là Luật Phòng chống HIV/AIDS), thì người nhiễm HIV/AIDS có quyền được làm việc. Pháp luật cũng quy định người sử dụng lao động không được phép từ chối tuyển dụng người lao động vì lý do người đó nhiễm HIV (trừ các ngành nghề: thành viên tổ lái trong hàng không dân dụng; nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng). Vì vậy, việc các doanh nghiệp từ chối tuyển dụng chị A. vì chị bị nhiễm HIV là trái với quy định của pháp luật.

Câu 2: Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS?

Đáp: Theo khoản 1, điều 14 Luật Phòng chống HIV/AIDS, người sử dụng lao động có trách nhiệm phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở nơi làm việc như sau:

- Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV.

- Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

- Các trách nhiệm khác về phòng chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật

Câu 3: Người nhiễm HIV có những nghĩa vụ gì?

Đáp: Theo khoản 2, điều 4, Người nhiễm vi-rút HIV có những nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;

b) Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;

c) Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 4: Theo quy định của pháp luật, người bị nhiễm HIV có những nghĩa vụ gì?

Đáp: Khoản 2 Điều 4

Người bị nhiễm virus HIV có những nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;

- Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;

- Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia phòng, chống HIV/AIDS theo những hình thức nào?

Đáp: Điều 20

1. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ cho người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia nhóm giáo dục đồng đẳng và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS theo quy định cửa pháp luật.

3. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Tuyên truyền và tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định của Chính phủ;

b) Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định Chính phủ;

c) Tư vấn và hỗ trợ cho người có hành vi nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV;

d) Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;

đ) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS;

e) Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật”.

Câu 6: Việc xét nghiệm sàng lọc HlV, xét nghiệm khẳng định HIV dương tính được quy định như thế nào?

Đáp: Điều 29

1. Xét nghiệm sàng lọc HIV được thực hiện tại cơ sở y tế, tại cộng đồng và tự xét nghiệm.

2. Xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, chỉ được thực hiện tại cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định HIV dương tính. Người được xét nghiệm muốn nhận kết quả xét nghiệm phải cung cấp địa chỉ nơi cư trú và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có ảnh, thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng.

3. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính theo quy định của Chính phủ.”.

Câu 7: Việc điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIVđ ược quy định như thế nào?

Đáp: Điều 36.

1. Người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, người phơi nhiễm với HIV được tư vấn, điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV. Ưu tiên tiếp cận tư vấn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 11 của Luật này.

2. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, rủi ro của kỹ thuật y tế được tư vấn, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV và hưởng chế độ theo quy định của Luật này.”.

Câu 8: Chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV được quy định như thế nào?

Đáp: Điều 45

Người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác được ưu tiên trang bị phương tiện, dụng cụ cần thiết để phòng lây nhiễm HIV, hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”.


Chia sẻ

Tin cùng chủ đề