HỎI - ĐÁP NGHỊ ĐỊNH SỐ 117/2020/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Ngày 28/03/2022
Cỡ chữ: A+ A A-

Câu 1. Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh COVID-19 bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 12 Nghị định quy định người có hành vi Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Câu 2. Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời: Điểm a, Khoản 3, Điều 12 Nghị định quy định hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Câu 3. Anh M nghe loa truyền thanh phường thông báo về yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng để phòng dịch Covid-19, nếu không đeo khẩu trang sẽ bị xử phạt hành chính. Anh M hỏi mức xử phạt là bao nhiêu tiền nếu vi phạm quy định này?

Trả lời: Khoản 1, Điều 12 Điều 12

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.  

Như vậy, cá nhân có hành vi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng để phòng Covid-19 có thể bị phạt tối đa đến 300.000.000 đồng.

Câu 4. Người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Khoản 1 Điều 30

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

Câu 5. Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia; Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Khoản 2 Điều 30

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

- Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

Câu 6. Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu bia bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Khoản 3 Điều 30

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

- Ép buộc người khác uống rượu bia.

Câu 7. Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Khoản 1 Điều 31.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;

b) Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.

Câu 8. Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động dự tuyển, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Điểm a, khoản 2 Điều 23

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động dự tuyển, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;

Câu 9. Đe dọa truyền HIV cho người khác bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Điểm a, khoản 2 Điều 24

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đe dọa truyền HIV cho người khác;

Câu 10. Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Khoản 1 Điều 25

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Câu 11. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Khoản 2, khoản 3 Điều 26

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;

Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi này.

Câu 12. Người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Khoản 1 Điều 29

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.

Câu 13. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá; Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Khoản 2 Điều 29

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá;

- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá.


Chia sẻ

Tin cùng chủ đề