HỎI – ĐÁP VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ (INTERNATIONAL CONVENANT ON CIVIL AND POLITICAL RIGHTS) (VIẾT TẮT LÀ CÔNG ƯỚC HOẶC ICCPR)

Ngày 28/03/2022
Cỡ chữ: A+ A A-

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ (INTERNATIONAL CONVENANT ON CIVIL AND POLITICAL RIGHTS) (VIẾT TẮT LÀ CÔNG ƯỚC HOẶC ICCPR)

(Được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976, căn cứ theo điều 49)

 

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Convenant on Civil and Political Rights) (viết tắt là Công ước hoặc ICCPR) là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua cùng với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Convenant on Economic, Social and Cultural Rights – ICESCR) theo Nghị quyết số 2200 A (XXI) ngày 16/2/1966. Ngoài ra, một Nghị định thư tùy chọn đi kèm với ICCPR cũng được thông qua trong Nghị quyết số 2200 A (XXI) nhằm quy định các thủ tục giải quyết các khiếu nại của các cá nhân về việc vi phạm các quyền dân sự, chính trị của các quốc gia. ICCPR có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Tầm quan trọng và ý nghĩa của ICCPR được thể hiện ở chỗ có 168 nước đã phê chuẩn Công ước này (tính đến tháng 7/2015). ICCPR được coi là một phần của Bộ luật quốc tế về quyền con người, cùng với ICESCR và Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights - UDHR), được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban nhân quyền, độc lập với Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc. Cơ quan này có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và thẩm định các báo cáo nhân quyền của các nước. Mới đầu, các bên tham gia phải báo cáo định kỳ mỗi năm một lần, nhưng sau đó là bất kỳ khi nào Ủy ban giám sát yêu cầu (thông thường là bốn năm một lần). Đến năm 1976, một Nghị định thư tùy chọn thứ hai bổ sung ICCPR được thông qua theo Nghị quyết số 44/128 ngày 15/12/1989 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong đó đề cập đến việc xóa bỏ hình phạt tử hình.

ICCPR điều chỉnh những quyền cơ bản của con người thuộc phạm trù các quyền dân sự, chính trị. Các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự pháp luật... ICCPR gồm 6 phần, 53 điều với những nội dung cơ bản sau đây:

- Lời nói đầu gồm 5 đoạn.

- Phần I gồm Điều 1 về quyền tự quyết.

- Phần II, từ Điều 2 đến Điều 5, quy định về nguyên tắc bình đẳng, tạm đình chỉ các quyền trong tình trạng khẩn cấp và không được lạm dụng các quy định của Công ước.

- Phần III, từ Điều 6 đến Điều 27, quy định về các nội dung của các quyền dân sự (quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền không bị bắt làm nô lệ… ); các quyền chính trị (quyền hội họp, quyền lập hội, quyền tham gia đời sống chính trị) và một số quyền của trẻ em, quyền của người thiểu số. Đây là phần chứa đựng những nội dung quan trọng nhất, trong đó bao gồm các quy định về nội hàm của các quyền dân sự và chính trị.

- Phần IV, từ Điều 28 đến Điều 45, quy định về thành lập, cơ cấu, tổ chức và hoạt động của HRC – cơ quan có nhiệm vụ giám sát việc thi hành Công ước.

- Phần V, gồm Điều 46 và Điều 47, quy định về việc giải thích Công ước không được làm phương hại đến các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và quyền của các dân tộc trong việc quyết định về tài nguyên của mình.

- Phần VI, từ Điều 48 đến Điều 53, quy định về việc ký kết, gia nhập, phê chuẩn, sửa đổi và hiệu lực của Công ước.

Hỏi: Việt Nam và sự tham gia ICCPR như thế nào?

Đáp:

Việt Nam đã gia nhập ICCPR và ICESCR ngày 24/9/1982. Khi gia nhập ICCPR và ICESCR, Việt Nam đưa ra tuyên bố: “Các quy định của khoản 1 Điều 48 của ICCPR và khoản 1 Điều 26 của ICCPR, theo đó một số quốc gia bị tước cơ hội trở thành thành viên của công ước này, là có tính chất phân biệt đối xử. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho rằng, các Công ước, phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nên mở ra cho mọi quốc gia tham gia mà không có bất kỳ sự phân biệt hoặc giới hạn nào”[1].

Hỏi: Nội lực hóa là gì?

Đáp?:

Nội luật hóa là quá trình đưa nội dung các quy phạm của điều ước quốc tế vào nội dung của quy phạm pháp luật trong nước thông qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước để có nội dung pháp lý đúng với nội dung của các quy định của điều ước đã được ký kết hoặc gia nhập.

Hỏi: Kết quả nội luật hóa đã thực hiện được trong các quyền nào:

Đáp:

1. Về quyền tự quyết

Quyền tự quyết được thể hiện ở hai vấn đề sau:

Một là vấn đề thừa nhận và bảo vệ quyền của các dân tộc trong việc sở hữu đất đai và lãnh thổ

Hai là vấn đề tham vấn trong quy trình ra quyết định chính sách và pháp luật

2. Về quyền không phân biệt đối xử và bình đẳng trước pháp luật

3. Về quyền bình đẳng giới

4. Về quyền sống

5. Về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm

6. Về quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện, độc đoán

7. Quyền không bị làm nô lệ, nô dịch

8. Về quyền tự do và an ninh cá nhân

9. Về quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do

10. Về quyền tự do đi lại và cư trú

11. Về quyền bảo vệ sự riêng tư

12. Về quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo

13. Về quyền tự do ngôn luận

14. Về quyền được công nhận là thể nhân

         15. Về truy cứu trách nhiệm hình sự

16. Về quyền kết hôn và lập gia đình

17. Đối với quyền trẻ em

18. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam

19. Quyền tự do hội họp, lập hội

20. Các quyền của công dân về tham gia quản lý xã hội, bầu cử, ứng cử, hưởng các dịch vụ công

21. Về quyền của người dân tộc thiểu số

22. Về hạn chế quyền và tạm đình chỉ quyền.

Là thành viên của ICCPR từ đầu thập kỷ 1980, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ “những chuẩn mực nhân quyền quốc tế tối thiểu” được ghi nhận trong công ước này, mà đầu tiên là phải “nội luật hóa” vào Hiến pháp. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các tư tưởng lập hiến Việt Nam có từ đầu thế kỷ XX, các quyền cơ bản của con người như các quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền bầu cử, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền bình đẳng trước pháp luật… 

 


[1] Xem: Đặng Trung Hà, Kết quả ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền và vấn đề nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 


Chia sẻ

Tin cùng chủ đề