Câu 1. Cần hiểu thế nào là nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng?Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 thì việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là việc hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hộ gia đình.
Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là vợ, chồng hoặc các con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Câu 2. Trợ giúp xã hội là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có đúng không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 3Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định về các nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội thì:
1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Như vậy, trợ giúp xã hội vừa là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời cũng là trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong xã hội, và nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tập thể, cá nhân có thể nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Câu 3: Mức chi phí trợ giúp xã hội hiện nay được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 thì Chính phủ quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, căn cứ mức chuẩn này các địa phương sẽ áp dụng mức trợ giúp xã hội tại địa phương mình nhưng không được thấp hơn mức chuẩn.
Cụ thể:
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Câu 4. Những đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Trả lời:
Điều 5 Nghị địnhsố 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người thuộc diện quy định tại mục 1 nêu trên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại mục 2 nêu trên (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a nêu trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các mục 1, 3 và 6 nêu trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Câu 5: Mức trợ cấp hàng tháng của các đối tượng trợ cấp xã hội có giống nhau không?
Trả lời:
Các đối tượng trợ cấp xã hội khác nhau có mức trợ cấp xã hội không khác nhau, cụ thể mức trợ cấp xã hội hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
(Điều 6, Nghị địnhsố 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021)
1. Đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng thángsẽ được trợ cấp với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
a) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
(Ví dụ: Trẻ dưới 4 tuổi mồ côi cả cha và mẹ sẽ được hướng mức trợ cấp xã hội: 2,5 x 360.000 = 900.000đ/tháng)
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021.
c) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:
- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:
Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
g) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021.
Câu 6: Chị A là đối tượng đơn thân nghèo đang nuôi con mà con lại là đối tượng khuyết tật nặng thì mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 thì trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Như vậy, Chị A người đơn thân nghèo đang nuôi con mà con lại là đối tượng khuyết tật nặng thì người đơn thân nghèo sẽ được hưởng cả chế độ trợ cấp xã hội dành cho người đơn thân nghèo nuôi con (hệ số 1.0 x 360.000đ = 360.000đ/tháng) và cả chế độ đối với người khuyết tật nặng hàng tháng (1.5 x360.000đ = 540.000 đ/tháng). Tổng số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng Chị A (người đơn thân nghèo nuôi con) được nhận là 900.000đ/tháng.
Câu 7: Hồ sơ để được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định như thế nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPquy định Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng thángnhư sau:
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
Mẫu số 1a
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 5
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP)
THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ...................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ... I ... I .... Giới tính: .................................. Dân tộc: ...............
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ................................. Cấp ngày .../ ... / ........
Nơi cấp: ………………
2. Hộ khẩu thường trú: ..............................................................................................
Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? ..........................................................................
3. Tình trạng đi học
□ Chưa đi học (Lý do: ............................................................................................... )
□ Đã nghỉ học (Lý do: ................................................................................................ )
□ Đang đi học (Ghi cụ thể): ........................................................................................ )
4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có
5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:
Trợ cấp BHXH hàng tháng: …………… đồng. Hưởng từ tháng ………../………….
Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ………. đồng. Hưởng từ tháng ……../ …………
Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng: ………….. đồng. Hưởng từ tháng .../...
Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: ……………. đồng. Hưởng từ tháng .../ ………
6. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có
7. Có khuyết tật không? □ Không □ Có
- Giấy xác nhận khuyết tật số …………. Ngày cấp: ………… Nơi cấp ...........................
- Dạng tật: ................................................................................................................
- Mức độ khuyết tật: ..................................................................................................
8. Thông tin về cha hoặc mẹ của đối tượng ……………………… có đang hưởng chế độ nào sau đây:
Trợ cấp BHXH hàng tháng: …………….. đồng. Hưởng từ tháng ... /……………………
Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ……………… đồng. Hưởng từ tháng .../ ………….
Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:.... đồng. Hưởng từ tháng..../ ……………….
Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: …………… đồng. Hưởng từ tháng ……/ ………….
9. Thông tin về cha của đối tượng .............................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thông tin người khai thay
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.
Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ………
Mối quan hệ với đối tượng: ………………
Địa chỉ: …………………………………
|
Ngày .... tháng .... năm ...
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)
|
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ............................................... là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 1b
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 8 Điều 5
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP)
THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ......................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ... /... /.... Giới tính: ………….. Dân tộc: .......................................
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………………. Cấp ngày .../ ... / ....
Nơi cấp: ..............
2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................
Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? .............................................................................
3. Tình trạng đi học
□ Chưa đi học (Lý do: .................................................................................................. )
□ Đã nghỉ học (Lý do: ................................................................................................... )
□ Đang đi học (Ghi cụ thể): ........................................................................................... )
4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có
5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:
Trợ cấp BHXH hàng tháng: ………….. đồng. Hưởng từ tháng ……….. / ………….
Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: …………. đồng. Hưởng từ tháng .../ ………….
Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:.... đồng. Hưởng từ tháng ……../ ……...
Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: …………. đồng. Hưởng từ tháng .../ …………..
6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có
7. Thời điểm phát hiện nhiễm HIV ..................................................................................
8. Có khuyết tật không? □ Không □ Có
- Giấy xác nhận khuyết tật số ………… Ngày cấp : ……………… Nơi cấp .......................
- Dạng tật: ...................................................................................................................
- Mức độ khuyết tật: .....................................................................................................
9. Khả năng tham gia lao động (Ghi cụ thể) ...................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thông tin người khai thay
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.
Ngày cấp: …………. Nơi cấp: …………
Mối quan hệ với đối tượng: ……………
Địa chỉ: ………………………………
|
Ngày .... tháng .... năm ...
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)
|
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 1c
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.)
THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ......................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ... I ... I .... Giới tính: ………………. Dân tộc: ................................
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………….…….. Cấp ngày .../ ... / ....
Nơi cấp: ............
2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................
Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? .............................................................................
3. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có
4. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có
5. Tình trạng hôn nhân? (Ghi rõ: Không có chồng/vợ; có chồng/vợ đã chết hoặc mất tích theo quy định) …………………………………………………………………………………………
6. Số con đang nuôi người. Trong đó dưới 16 tuổi người; từ 16 đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ... người.
7. Thông tin về con thứ nhất (Ghi cụ thể họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, tình trạng đi học, chế độ chính sách đang hưởng)
8. Thông tin con thứ hai trở đi (Khai đầy đủ thông tin như con thứ nhất)...
....................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thông tin người khai thay
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.
Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ………….
Mối quan hệ với đối tượng: ……………….
Địa chỉ: ……………………………………
|
Ngày .... tháng .... năm ...
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)
|
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 1d
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP)
THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa). .......................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: .../... / .... Giới tính: ………………….. Dân tộc: ..............................
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ……………………… Cấp ngày .../ ... / ....
Nơi cấp: ..............
2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................
Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? .............................................................................
3. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có
4. Đang hưởng chế độ nào sau đây:
Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ..............đồng. Hưởng từ tháng …………/ .......
Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ……………. đồng. Hưởng từ tháng …………../ ......
Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng: ……….. đồng. Hưởng từ tháng……./ ……..
Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: ………….. đồng. Hưởng từ tháng ……/ ……………
5. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có
6. Có khuyết tật không? □ Không □ Có
- Giấy xác nhận khuyết tật số …………… Ngày cấp: ….............. Nơi cấp: ......................
- Dạng tật: ...................................................................................................................
- Mức độ khuyết tật: .....................................................................................................
7. Tình trạng hôn nhân? (Ghi rõ: Không có chồng/vợ; có chồng/vợ đã chết hoặc mất tích theo quy định) ………………………………………………………………………………………………
8. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng (Nếu có, ghi cụ thể họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, việc làm, thu nhập): ……………………………………………………………………………………
9. Quá trình hoạt động của bản thân (Không bắt buộc): ..................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thông tin người khai thay
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.
Ngày cấp: ………………………………
Nơi cấp: …………………………………
Mối quan hệ với đối tượng: ……………
Địa chỉ: …………………………………
|
Ngày .... tháng .... năm ...
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)
|
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ............................................... là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 1đ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP)
THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ......................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ... I... I.... Giới tính: ……………………… Dân tộc: .........................
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………….. cấp ngày .../ ... / ....
Nơi cấp: ................
2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................
Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? .............................................................................
3. Tình trạng đi học
□ Chưa đi học (Lý do: .................................................................................................. )
□ Đã nghỉ học (Lý do: ................................................................................................... )
□ Đang đi học (Ghi cụ thể): ........................................................................................... )
4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có
5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:
Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ... đồng. Hưởng từ tháng .../ ……….
Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: .... đồng. Hưởng từ tháng ……/ …………
Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:.... đồng. Hưởng từ tháng..../ …...
Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: …….. đồng. Hưởng từ tháng ……/ …….
6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có
7. Giấy xác nhận khuyết tật số …………. Ngày cấp : …………….. Nơi cấp ......................
- Dạng tật: ...................................................................................................................
- Mức độ khuyết tật: .....................................................................................................
8. Có tham gia làm việc không? □ Không □ Có
a) Nếu có thì đang làm gì …………………, thu nhập hàng tháng ………….. đồng
b) Nếu không thì ghi lý do: ...........................................................................................
9. Tình trạng hôn nhân : ................................................................................................
10. Số con (Nếu có):... người. Trong đó, dưới 36 tháng tuổi: ………… người.
11. Khả năng tự phục vụ? .............................................................................................
12. Cá nhân/hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng: ......................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thông tin người khai thay
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:…
Ngày cấp: ………………………………
Nơi cấp: ……………………………………
Mối quan hệ với đối tượng: ……………
Địa chỉ: ……………………………………
|
Ngày .... tháng .... năm ...
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)
|
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ................................................. là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Câu 8: Họ hàng nhà tôi có một cháu bị khuyết tật đặc biệt nặng, bố cháu bỏ cháu bỏ mẹ con cháu từ khi cháu sinh ra, trước đây mẹ cháu buôn bán nhỏ, đủ nuôi hai mẹ con, nhưng mấy tháng trước mẹ cháu bị tai biến, không may qua đời. Số tiền dành dụm của mẹ cháu chỉ đủ lo ma chay cho mẹ cháu. Hiện cháu không có ai nuôi dưỡng, họ hàng cũng góp chút ít và giúp đỡ cháu nhưng không thể lâu dài. Xin hỏi hoàn cảnh của cháu có được trợ cấp gì không? Phải làm hồ sơ thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Theo thông tin anh/chị cung cấp và căn cứ quy định pháp luật về Người khuyết tật:Cháu là ngươi khuyết tật đặc biệt nặng, lại không còn bố mẹ nuôi dưỡng nên sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho cháu gồm:
Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
Mẫu số 2a
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Họ và tên chủ hộ (Viết chữ in hoa): ...........................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ... /... /.... Giới tính: ………………… Dân tộc: ................................
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số …………………… cấp ngày .../ ... / ....
Nơi cấp: ................
2. Hộ khẩu thường trú của hộ: ......................................................................................
Nơi ở hiện nay của hộ (Ghi rõ địa chỉ) ...........................................................................
3. Số người trong hộ: …………. người (Trong đó người khuyết tật ………. người).
Cụ thể:
- Khuyết tật đặc biệt nặng ... người (Đang sống tại hộ ……………. người)
- Khuyết tật nặng ………. người (Đang sống tại hộ ........................ người)
- Khuyết tật nhẹ ……….. người (Đang sống tại hộ …………. người)
4. Hộ có thuộc diện nghèo không? □ Không □ Có
5. Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm): .......................................
Có ai trong hộ đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội không? (Nếu có ghi cụ thể họ tên, lý do, thời gian hưởng):
....................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thông tin người khai thay
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:…
Ngày cấp: ……………………
Nơi cấp: …………………………………
Mối quan hệ với đối tượng: ……………
Địa chỉ: …………………………………
|
Ngày .... tháng .... năm ...
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)
|
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Anh/chị sau khi làm xong hồ sơ thì gửi chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú để được giải quyết.
Câu 9: Pháp luật quy định thủ tục thực hiện điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng như thế nào?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 8Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:
1.1 Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:
- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;
- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;
- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.
1.2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.
1.3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1.5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPkể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPkể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.
2. Trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bị chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
Thời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội.
3. Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
4. Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại nơi cư trú cũ, sau đó gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho đối tượng. Thời gian hưởng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.
Câu 10: Người hưởng trợ cấp xã hội có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không? Mức quyền lợi được hưởng như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về cấp thẻ bảo hiểm y tế thì:
1. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Câu 11: Cháu T là trẻ nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Cháu muốn đi học nghề đỡ đần bố mẹ, cháu có được hỗ trợ gì không?
Trả lời:
Điều 10 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định về trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề như sau:Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật. Như vậy cháu T sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề của nhà nước theo quy định của pháp luật. Tùy theo ngành nghề mà cháu định theo học thì sẽ có chính sách hỗ trợ khác nhau.
Câu 12.Bà Q là em gái ông nội tôi, lấy chồng nhưng vì không có con nên hai vợ chồng ly hôn. Bà bỏ quê lên vùng miền núi xa xôi sống, gia đình sau đó được biết bà sống đơn thân một mình.Khituổi đã cao, gia cảnh nghèo khónhưng bà nhất quyết không chịu về quê. Tháng trước nghe tin bà bệnh nặng, nhắn tin muốn gặp ông tôi. Vì ông đã già yếu, nên cử tôi đi thay. Khi lên đến nơi thì bà vừa mất, hưởng thọ 78 tuổi. Sau khi lo liệu tang ma cho bà xong thì tôi được bác trưởng thôn cho biết, bà là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nên thuộc diện được hỗ trợ chi phí mai táng và bảo tôi làm hồ sơ. Xin hỏi thủ tục hỗ trợ mai táng như thế nào?
Trả lời:
Điều 11 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định việc hỗ trợ chi phí mai táng như sau:
1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ;
c) Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 nêu trên tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (20 x 360.000đ = 7.200.000đ). Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 nêu trên được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ;
Mẫu số 04
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ MAI TÁNG
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 14 Nghị định số....)
I. THÔNG TIN NGƯỜI CHẾT ĐƯỢC MAI TÁNG (Nếu có)
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa). .......................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: …../ ……/……. Giới tính: …………….. Dân tộc: ............................
2. Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................
3. Ngày ……… tháng ………….. năm ………….. chết
4. Nguyên nhân chết .....................................................................................................
5. Thời gian mai táng ....................................................................................................
6. Địa điểm mai táng ....................................................................................................
II. THÔNG TIN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỨNG RA MAI TÁNG CHO NGƯỜI CHẾT
1. Trường hợp cơ quan, tổ chức đứng ra mai táng
a) Tên cơ quan, tổ chức: ..............................................................................................
- Địa chỉ: ......................................................................................................................
b) Họ và tên người đại diện cơ quan: ............................................................................
- Chức vụ: ...................................................................................................................
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đứng ra mai táng
a) Họ và tên (Chủ hộ hoặc người đại diện). .....................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: …………/ …………/ ……………
Giấy CMND số: …………..……… cấp ngày ………………….. Nơi cấp .............................
b) Hộ khẩu thường trú: .................................................................................................
Nơi ở: .........................................................................................................................
c) Quan hệ với người chết: ...........................................................................................
....................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
|
Ngày....... tháng.....năm...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên. Nếu cơ quan, tổ chức thì ký, đóng dấu)
|
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .................... là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|
b) Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;
b) Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
Câu 13. Gia đình anh D là người dân tộc thiểu số, do tập quán sinh sống nên gia đình anh sống ở sâu trong rừng. Do cháy rừng lan rộng mà ruộng nương và nhà ở của nhà anh D bị cháy hết. Gia đình anh không có lương thực để ăn. Anh D có được hưởng hỗ trợ gì không?
Trả lời:
Gia đình anh D thuộc đối tượng thiếu đói do hỏa hoạn nên được hỗ trợ 15kh gạo/người/tháng trong không quá 03 tháng và các nhu yếu phẩm cần thiết khác theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Theo đó:
Nhà nước sẽ hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước với mức cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.
2. Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu:
Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP;
b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
h) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
i) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
Câu 14.Do lũ quét, nhà anh K bị sập, vì nửa đêm anh không kịp chạy nên bị bức tường đè vào người gây chấn thượng nặng. Anh có được hưởng hỗ trợ xã hội không? Mức hưởng như thế nào?
Trả lời
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng thì trường hợp của anh K thuộc đối tượng được hỗ trợ, cụ thể:Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Như vậy, mức hỗ trợ anh K nhận được ít nhất là 10 x 360.000 = 3.600.000 đồng. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương anh K có thế được hưởng hơn mức này.
Trình tự xem xét hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
Câu 15: Chị L là người cùng quê với tôi, là hộ nghèo, lên thành phố bán hàng rong. Khi đang đi bán hàng, do mưa to gió lớn chị bị một cành cây rơi vào người nên bị thương nặng, đang được cấp cứu tại bệnh viện. Hoàn cảnh của chị có được hỗ trợ xã hội không?
Trả lời:
Trường hợp của chị La là đối tượng được hưởng hỗ trợ xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặngvì thuộctrường hợp người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác ngoài nơi cư trú. mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ. Mức hỗ trợ là: tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (10 x 360.000 = 3.600.000 đồng) .
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Câu 16. Học sinh Y khi đi học qua cầu treo thì bị lũ cuốn đi mất tích. Sau hơn một tuần khi nước rút thì gia đình mới tìm được thi thể. Gia đình học sinh Y là hộ nghèo trong bản, tôi muốn hỏi gia đình em có được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng không?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPquy định về hỗ trợ chi phí mai táng như sau:
Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (360.000 x 50 = 18.000.000đ).
Chiếu theo quy định trên thì gia đình học sinh Y sẽ được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng.
Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng thực hiện theo quy định sau đây:
1. Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và giấy báo tử của đối tượng được hỗ trợ nêu trên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu kinh phí thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Câu 17. Do ảnh hưởng của mưa lũ, nhà bà P bị lũ quét làm sập nhà, bà P là hộ đơn thân, cận nghèo, không còn bà con họ hàng nên không có chỗ ở, xin hỏi hoàn cảnh của bà P sẽ được hỗ trợ như thế nào?
Trả lời:
Trường hợp của Bà P sẽ được hỗ trợ chi phí làm nhà với mức hỗ trợ tối thiểu là 40.000.000 đồng/hộ.
Đây là quy định tại Điều 15 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở theo đó:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
4. Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CPgửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Câu 18. Cháu D 7 tuổi, có cha mẹ chết do hỏa hoạn, hiện không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng. Hiện cháu đang ở nhà tôi, vì là bạn thân với mẹ cháu. Tôi muốn hỏi cháu sẽ được nhà nước chăm lo như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật về việc hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khácmà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 16Nghị định số 20/2021/NĐ-CP) thì cháu D sẽ được hỗ trợ theo các chi phí sau:
a) Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;
c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
2. Thủ tục hỗ trợ trẻ em quy định tại khoản 1 nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Câu 19. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất đối với hộ gia đình có người là lao đông chính bị chết do thiên tai như thế nào?
Trả lời
Điều 17 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất như sau:
1. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nghiêm trọng, việc hỗ trợ các nội dung quy định tại các Điều 12, 13 và 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, thực hiện theo quy trình, thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, bỏ qua bước bình xét, bảo đảm chi trả cho đối tượng kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, công khai và minh bạch.
Câu 20. Trẻ em lang thang ăn xin có phải đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 18Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về các đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng thì:
1. Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP(1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;b) Mồ côi cả cha và mẹ;c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.)
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ( Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.);
c) Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP(Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật).
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
a) Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này là không quá 03 tháng. Trường hợp hết thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng mà hộ gia đình, cá nhân không nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hộ gia đình, cá nhân khác nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời hoặc có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội theo quy định.
Chiếu theo quy định trên thì trẻ em lang thang ăn xin là đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
Câu 21.H là nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể đangđược bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội, H sẽ được nhận những chế độ hỗ trợ nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19Nghị định số 20/2021/NĐ-CP chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì :
Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định sau đây:
a) Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;
c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
Câu 22. Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 20 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội như sau”
1. Hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 1, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPbằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPnhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP;
b) Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
2. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPbằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPnhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;
Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
b) Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPnhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 nêu trên.
c) Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
d) Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.
3. Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
4. Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
Câu 23. Vì không có con nên tôi muốn nhận cháu B là trẻ mồ côi , cha mẹ mất do lũ lụt (người thân của của cháu đã già yếu không có khả năng nuôi dưỡng) về chăm sóc, nuôi dưỡng. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 21Nghị định số 20/2021/NĐ-CPquy định thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượnglà trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:
a) Trưởng thôn lập danh sách đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Câu 24. Để được nhận nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội thì người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng cần có các điều kiện gì?
Trả lời:
Điều 22 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau:
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;
c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPkhông bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu 25: Anh H là chú họ xa của cháu K, khi bố mẹ cháu mất tích trong vụ tai nạn đã nhận nuôi cháu. Nhưng tôi thấy anh H có dấu hiệu lợi dụng việc chăm sóc nuôi dưỡng để trục lợi. Nếu bị khiếu nại, anh H có được tiếp tục nuôi cháu K không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 22Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì các trường hợp sau đây không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:
a) Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Nếu đúng như anh/chị phản ánh là anh H lợi dụng việc chăm sóc nuôi dưỡng cháu K để trục lợi, anh chị có thể báo với chính quyền đề xử lý, bảo đảm quyền lợi cho cháu K .
Câu 26: Pháp luật quy định điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng và người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 23Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi;
c) Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi;
d) Có điều kiện kinh tế;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
2. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật:
a) Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật;
b) Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật;
d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Câu 27. Những đối tượng bảo trợ xã hội nào được chăm sóc nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội?
Trả lời:
Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định các đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội) bao gồm:
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CPthuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 nêu trên, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Câu 28. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 25 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội
Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPkhi sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định sau đây:
1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPnhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
b) Hệ số 4,0 đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên.
2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
4. Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
5. Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Câu 29: Nhà nước có chính sách gì hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm của nhà nước đối với đối tượng trẻ em thuộc diễn được hỗ trợ xã hội?
Trả lời:
Điều 26 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm như sau:
1. Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng trẻ em quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPtừ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
4. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPtừ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.
5. Đối tượng quy định tại khoản 1 và 3 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CPtừ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
Câu 30: Ai có thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội? Thủ tục, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời:
Thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội được quy định cụ thể tại Điều 27, 28 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP như sau:
1. Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.
2. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP;
b) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
c) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp là người khuyết tật;
d) Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
đ) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
e) Giấy tờ liên quan khác (nếu có);
g) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở trợ giúp xã hội (nếu vào cơ sở của tỉnh);
h) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
3. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này, bao gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
c) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng;
d) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
e) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
4. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện, bao gồm:
a) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đối tượng.
2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 27 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét chuyển hồ sơ đến người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và chuyển hồ sơ của đối tượng đến cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn quản lý; sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
e) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở trợ giúp xã hội. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;
Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;
Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
b) Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.
3. Thủ tục quyết định tiếp nhận đối với đối tượng tự nguyện thực hiện theo quy định sau đây:
Đối tượng tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.