QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG LÂM THUỶ SẢN

Ngày 30/06/2015
Cỡ chữ: A+ A A-

Ngày 03/12/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

                                                                               

Theo đó, Thông tư quy định:

 

Đối tượng áp dụng:

 

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch nông thôn;

 

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bao gồm:

 

a) Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản có giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại, tàu cá lắp máy có công suất máy chính từ 90CV trở lên;

b) Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

d) Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản;

đ) Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Công Thương (theo TTLT số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

 

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở nêu trên (Điều 2).

 

Điều 5 của Thông tư cũng quy định Cơ quan kiểm tra là các cơ quan cấp trung ương và cấp địa phương:

 

Cơ quan kiểm tra cấp địa phương: Do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.

 

Việc kiểm tra, đánh giá xếp loại được phân theo ba mức:

 

A (tốt): áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP.

 

B (đạt): áp dụng đối với các cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP; vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, ATTP.

 

C (không đạt) áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP.

 

Tần suất kiểm tra:

 

- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn:

 

Loại A: 1 lần/ 2 năm.

Loại B: 1 lần/ năm.

Loại C: Tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở và do cơ quan kiểm tra quyết định, nhưng không quá 6 tháng kể từ thời điểm xếp loại C.

 

- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản:

 

Loại A: 1 lần/năm.

Loại B: 2 lần/ năm.

Loại C: Tùy thuộc vào mức độ sai lõi của cơ sở và do cơ quan kiểm tra quyết định, nhưng không quá 3 tháng kể từ thời điểm xếp loại C.

 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:

 

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu;

 

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (trừ tàu cá): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

 

3. Bản thuyết minh về điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở theo mẫu;

 

4. Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;

 

5. Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sử y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe.

 

Thông tư có hiệu lực từ ngày 17/01/2015.


Chia sẻ

Tin cùng chủ đề