1. Phạm vi ranh giới, quy mô lập quy hoạch:
Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, tọa lạc tại phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, có tứ cận như sau:
- Phía Đông giáp: đất dân và đường đất;
- Phía Tây giáp: đất dân và đường đất;
- Phía Nam giáp: đường Lò Lu;
- Phía Bắc giáp: đất dân.
Tổng diện tích khu đất: 54.207,0 m² (khoảng 5,42ha; thuộc thửa đất số 55, tờ bản đồ số 52, phường Tương Bình Hiệp) trong đó:
- Diện tích đất thuộc HLATĐB là 1.698,9 m² (khoảng 0,17 ha).
- Diện tích đất quy hoạch là 52.508,1 m² (khoảng 5,25 ha).
2. Mục tiêu
Cụ thể hoá định hướng phát triển theo Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch đã phê duyệt và đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu phường Tương Bình Hiệp: “bảo tồn và phát triển Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và các vùng lân cận. Giữ gìn các giá trị văn hóa, ngành nghề thủ công truyền thống đặc trưng; góp phần nâng cao đời sống, kinh tế khu vực làng nghề nói riêng và thành phố Thủ Dầu Một nói chung.”
Định hướng quy hoạch sử dụng đất trong khu Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp nhằm khai thác sử dụng tốt quỹ đất. Tổ chức hợp lý quy mô, vị trí các khu chức năng phục vụ hoạt động bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài kết hợp du lịch.
Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đảm bảo kết nối với hạ tầng của phường Tương Bình Hiệp, đảm bảo cảnh quan chung cho tổng thể toàn khu, hạn chế tác động xấu đến môi trường.
Làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư xây dựng.
3. Các chỉ tiêu quy hoạch kinh tế - kỹ thuật
a) Quy mô dân số
Quy mô số lượng người tham gia hoạt động trong khu vực lập quy hoạch khoảng 1.455 đến 2.438 người (bao gồm: ban quản lý khu khoảng 10 người; khách tham quan khoảng ̣1.200 đến 2.000 người; nghệ nhân, người làm nghề khoảng 185 đến 368 người; số lượng người khu quản lý thực hành dạy nghề khoảng 60 người).
b) Chỉ tiêu sử dụng đất
- Mật độ xây dựng tối đa toàn khu : 21,22%
- Tầng cao xây dựng tối đa: 3 tầng
- Chiều cao xây dựng tối đa: 15 m
- Hệ số sử dụng đất tối đa toàn khu: 2,0 lần
Trong đó:
• Khu xây dựng nhà thờ Tổ
Tổng diện tích đất xây dựng: 6.742,5 m2 (trong đó, nhà thờ tổ có diện tích 5.989,5 m2; 2 nhà vệ sinh công cộng có diện tích 62,0 m2 x 2 = 124 m2; 4 Chòi nghỉ có diện tích 120,0 m² x 4 = 480,0 m2; Cổng tam quan có diện tích 149,0 m2 ).
- Khoảng lùi công trình so với đường số 1: ≥ 3m
- Khoảng lùi công trình so với đường số 2: ≥ 3m
- Tầng cao tối đa: 3 tầng
+ Đối với nhà thờ tổ: ≤ 3 tầng
+ Đối với chòi nghỉ: ≤ 1 tầng
+ Đối với nhà vệ sinh công cộng: ≤ 1 tầng
+ Đối với nhà thờ tổ: ≤ 15m
+ Đối với chòi nghỉ: ≤ 6m
+ Đối với nhà vệ sinh công cộng: ≤ 6m
• Khu xây dựng công trình bảo tồn hoạt động Làng sơn mài
Diện tích: 3.764,9 m2 (bao gồm 6 lô, trong đó: 1 lô gồm 5 nhà xưởng loại 2- mỗi nhà xưởng có diện tích: 300,1 m²; 1 lô gồm 2 nhà xưởng loại 1- mỗi nhà xưởng có diện tích: 377,4 m²; 4 lô nhà xưởng loại 1- mỗi nhà xưởng có diện tích: 377,4 m²).
- Khoảng lùi công trình so với đường số 1: ≥ 3m
- Khoảng lùi công trình so với ranh mỗi lô đất: ≥ 2m
- Tầng cao tối đa: 3 tầng
- Chiều cao tối đa: 15m.
• Khu xây dựng công trình quản lý – thực hành và dạy nghề
- Diện tích: 633,4 m²
- Khoảng lùi công trình so với đường số 1: ≥ 3m
- Khoảng lùi công trình chính:
+ Đối với đường số 1: ≥ 3m
+ Đối với ranh lô đất: ≥ 3m
- Tầng cao tối đa: 3 tầng
- Chiều cao tối đa: 15m
- Chỉ tiêu đất cây xanh - mặt nước: diện tích: 19.139,9 m2, mật độ 36,45%
- Chỉ tiêu về đất hạ tầng kỹ thuật: Quy mô diện tích trạm xử lý nước thải 150 m² (trạm xử lý nước thải tối đa 0,2 ha/1000m³/ngày).
- Đất cây xanh cách ly trạm xử lý nước thải: Cây xanh cách ly quanh khu vực trạm xử lý nước thải với chiều rộng tối thiểu 10m
c) Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
• Giao thông: tỷ lệ 41,10%
• Cấp nước:
Nước cấp cho nhà thờ tổ, công trình bảo tồn Làng sơn mài, khu quản lý thực hành và dạy nghề: 2l/m² sàn/ngày đêm.
Tưới cây: 3 lít/m²/ngày đêm.
Rửa đường: 0,4 lít/m²/ngày đêm.
Nước dự phòng, rò rỉ: 15% tổng nhu cầu dùng nước.
Nước PCCC: 15 lít/s/đám cháy.
Hệ số dùng nước không điều hòa Kngày max = 1,3.
Thoát nước: 100% lưu lượng cấp nước của đối tượng tương ứng.
• Cấp điện:
- Công trình bảo tồn Làng sơn mài, khu quản lý thực hành và dạy nghề: 140 kW/ha;
- Công cộng (nhà thờ tổ, dịch vụ, bãi xe,...): 30 W/m² sàn;
- Đất cây xanh: 3 W/m2;
- Chiếu sáng đường phố: 1 W/m2;
- Dự phòng, tổn hao lấy bằng 15%.
• Viễn thông thụ động:
- Cấp thông tin nhà thờ tổ, công trình bảo tồn Làng sơn mài, khu quản lý thực hành và dạy nghề, khu HTKT: 30 thuê bao/ha sàn.
- Dự phòng lấy bằng 10%.
• Chất thải rắn:
- Chất thải rắn sản xuất khoảng 0,3 tấn/ha đất/ngày.
- Chỉ tiêu thu dọn được: đạt 100%
4. Quy hoạch sử dụng đất
Bảng 01: Bảng cơ cấu sử dụng đất
Stt
|
Loại đất
|
Diện tích
|
Tỷ lệ
|
Chỉ tiêu
|
|
|
(m2)
|
(%)
|
|
I
|
Đất thuộc HLATĐB
|
1.698,9
|
|
|
II
|
Đất quy hoạch
|
52.508,1
|
100,00
|
|
1
|
Đất xây dựng công trình
|
11.140,8
|
21,22
|
≤40%
|
1.1
|
Đất xây dựng nhà thờ tổ
|
6.742,5
|
12,84
|
|
1.2
|
Đất xây dựng công trình bảo tồn hoạt động làng sơn mài
|
3.764,9
|
7,17
|
|
1.3
|
Đất xây dựng khu quản lý - thực hành và dạy nghề
|
633,4
|
1,21
|
|
2
|
Đất hạ tầng kỹ thuật
|
644,5
|
1,23
|
|
3
|
Đất cây xanh
|
19.139,9
|
36,45
|
≥30%
|
4
|
Đất giao thông - sân bãi
|
21.582,9
|
41,10
|
|
III
|
Tổng cộng
|
54.207,0
|
|
|
Bảng 02: Bảng tổng hợp chi tiết từng lô
Stt
|
Ký hiệu CTXD
|
Loại công trình
|
Diện tích
CTXD (m2)
|
Tầng cao tối đa (tầng)
|
Chiều cao tối đa (m)
|
I
|
|
Đất xây dựng Nhà thờ Tổ
|
≤ 6.742,5
|
|
|
|
NTT
|
Nhà thờ tổ
|
≤ 5.989,5
|
3
|
15
|
|
VS1
|
Vệ sinh công cộng 1
|
62,0
|
1
|
6
|
|
VS2
|
Vệ sinh công cộng 2
|
62,0
|
1
|
6
|
|
CN1
|
Chòi nghỉ 1
|
120,0
|
1
|
6
|
|
CN2
|
Chòi nghỉ 2
|
120,0
|
1
|
6
|
|
CN3
|
Chòi nghỉ 3
|
120,0
|
1
|
6
|
|
CN4
|
Chòi nghỉ 4
|
120,0
|
1
|
6
|
|
|
Cổng
|
149,0
|
-
|
-
|
II
|
|
Đất xây dựng công trình bảo tồn hoạt động Làng sơn mài
|
3.764,9
|
|
|
|
BT1
|
Công trình bảo tồn hoạt động LSM 1
|
377,4
|
3
|
15
|
|
BT2
|
Công trình bảo tồn hoạt động LSM 2
|
377,4
|
3
|
15
|
|
BT3
|
Công trình bảo tồn hoạt động LSM 3
|
377,4
|
3
|
15
|
|
BT4
|
Công trình bảo tồn hoạt động LSM 4
|
377,4
|
3
|
15
|
|
BT5
|
Công trình bảo tồn hoạt động LSM 5
(2 khối x 377,4 m2)
|
754,8
|
3
|
15
|
|
BT6
|
Công trình bảo tồn hoạt động LSM 6
(5 khối x 300,1 m2)
|
1.500,5
|
3
|
15
|
III
|
|
Đất xây dựng khu quản lý - thực hành và dạy nghề
|
633,4
|
|
|
|
QL-TH
|
Công trình Quản lý thực hành và dạy nghề
|
633,4
|
3
|
15
|
IV
|
|
Đất công trình hạ tầng kỹ thuật
|
644,5
|
|
|
|
HTKT
|
Trạm xử lý chất thải
|
150,0
|
1
|
6
|
|
|
Sân đường
|
494,5
|
|
|
V
|
|
Đất cây xanh
|
19.139,9
|
-
|
-
|
VI
|
|
Đất giao thông - sân bãi
|
21.582,9
|
-
|
-
|
Tổng cộng
|
52.508,1
|
|
5.
|
5. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
a. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
- Việc bố trí quy hoạch mặt bằng phải vừa đảm bảo yếu tố mỹ quan, kinh tế vừa mang tính kỹ thuật, vừa thuận lợi cho giao thông nội bộ cũng như liên hệ với bên ngoài, đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện vệ sinh môi trường
- Khu nhà thờ tổ bố trí thuận tiện cho việc tiếp cận, điều hành quản lý. Bảo đảm khoảng cách ly nhằm tránh bị ảnh hưởng từ khu vực dịch vụ, khu kỹ thuật.
- Khu bảo tồn hoạt động làng nghề sơn mài bố trí phía trong, kết nối giao thông thuận tiện.
- Các khu kỹ thuật bố trí cây xanh xung quanh đảm bảo khoảng cách ly và mỹ quan khu vực.
- Cây xanh công viên bố trí tại vị trí mặt tiền dự án, ngoài ra bố trí cây xanh trong các lô đất xây dựng tạo cảnh quan và vi khí hậu cho khu vực Làng nghề sơn mài.
b. Trục giao thông chính
- Mạng lưới giao thông trong khu quy hoạch là mạng lưới giao thông nội bộ, quản lý theo mặt cắt các trục đường, giao thông kết nối các khu chức năng với nhau và phục vụ cho dây chuyền sản xuất của Làng nghề, đồng thời đảm bảo phòng cháy chữa cháy.
- Khu quy hoạch được chia thành 02 khu vực chức năng chính bao gồm: khu nhà thờ Tổ và khu vực bảo tồn hoạt động làng nghề.
c. Trục cảnh quan và các công trình điểm nhấn
Đường nhánh trục ĐX144 mở mới tuyến đường số 1 rộng 19m (4,5–10–4,5) vuông góc với đường ĐX144 đi xuyên suốt dự án, đồng thời chia dự án thành hai khu vực:
- Khu vực 1 (phía Tây dự án): gồm khu vực xây dựng nhà thờ Tổ; công viên trung tâm; khu hạ tầng kỹ thuật
- Khu vực 2 (phía Đông dự án): gồm khu xây dựng công trình bảo tồn hoạt động Làng sơn mài; khu quản lý – thực hành và dạy nghề.
Khu vực các công trình văn hoá bố trí ở trung tâm của khu đất, lấy công trình nhà thờ Tổ làm tâm điểm, các khu trưng bày, đón tiếp, khu hàng lưu niệm được bố trí xung quanh tạo hình vòng cung.
d. Cây xanh và không gian mở
- Cây xanh công viên bố trí tại vị trí mặt tiền dự án, ngoài ra bố trí cây xanh trong các lô đất xây dựng tạo cảnh quan và vi khí hậu cho khu vực Làng nghề sơn mài.
- Mặt nước bố trí kết hợp thả cá, công viên cây xanh tạo cảnh quan khu vực.
6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
6.1. Quy hoạch hệ thống giao thông
- Giao thông đối ngoại: khu đất quy hoạch tiếp giáp với tuyến đường gồm:
+ Đường Lò Lu tiếp giáp phía Nam có lộ giới 19,0m: vỉa hè trái rộng 4,5m, lòng đường rộng 10,0m, vỉa hè phải rộng 4,5m.
+ Đường Nối 1 tiếp giáp phía Tây có lộ giới 13,0m: vỉa hè trái rộng 3,0m, lòng đường rộng 7,0m, vỉa hè phải rộng 3,0m.
- Giao thông đối nội:
+ Đường số 1 rộng 19,0m: vỉa hè trái rộng 4,5m, lòng đường rộng 10,0m, vỉa hè phải rộng 4,5m.
+ Đường số 2 rộng 19,0m: vỉa hè trái rộng 4,5m, lòng đường rộng 10,0m, vỉa hè phải rộng 4,5m.
- Kết cấu dự kiến và các yêu cầu kỹ thuật an toàn giao thông:
+ Lòng đường: bê tông nhựa chặt hạt mịn.
+ Vỉa hè: lát gạch terrazzo.
+ An toàn giao thông: kẻ vạch phân làn, giải an toàn đường bộ và biển báo theo quy chuẩn báo hiệu đường bộ hiện hành QCVN 41:2019/BGTVT.
Bảng 03. Thống kê đường giao thông đối ngoại
STT
|
Tên đường
|
Mặt cắt
|
Lộ giới (m)
|
Chiều dài (m)
|
Vỉa hè trái (m)
|
Lòng đường (m)
|
Vỉa hè phải (m)
|
CGĐĐ (m)
|
CGXD (m)
|
Trái
|
Phải
|
Trái
|
Phải
|
1
|
Đường Lò Lu
|
1-1
|
19,0
|
266,7
|
4,5
|
10,0
|
4,5
|
9,5
|
9,5
|
12,5
|
12,5
|
2
|
Đường nối 1
|
2-2
|
13,0
|
177,2
|
3,0
|
7,0
|
3,0
|
6,5
|
6,5
|
6,5
|
6,5
|
Bảng 04. Thống kê đường giao thông trong khu quy hoạch
STT
|
Tên đường
|
Mặt cắt
|
Bề rộng (m)
|
Chiều dài (m)
|
Vỉa hè trái (m)
|
Lòng đường (m)
|
Vỉa hè phải (m)
|
1
|
Đường số 1
|
3-3
|
19,0
|
244,0
|
4,5
|
10,0
|
4,5
|
4-4
|
19,0
|
4,5
|
10,0
|
4,5
|
2
|
Đường số 2
|
3-3
|
19,0
|
240,0
|
4,5
|
10,0
|
4,5
|
6.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
Hiện trạng khu đất trống chưa xây dựng có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ tự nhiên biến thiên từ +11,74m đến +16,37m.
Tiến hành san gạt để tạo mặt phẳng thiết kế, hướng dốc san nền chính của khu vực quy hoạch là hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, dốc về hướng đường Lò Lu.
6.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa
a. Nguồn tiếp nhận:
Nguồn thoát nước mưa của dự án được thu gom bằng tuyến cống nội bộ và được đấu nối vào tuyến cống D800 trên đường nội bộ 02 thuộc dự án đường ĐX 144 ở phía Nam khu quy hoạch và vị trí chờ đấu nối trên đường Lò Lu.
Ngoài ra, bố trí hồ cảnh quan ở lô CX1 để chứa nước mưa cho khu quy hoạch trong giai đoạn chờ đấu nối thoát nước mưa ra đường Lò Lu. Hồ có diện tích 361 m², sâu 1,5m, thể tích khoảng 541,5 m³. Ngoài ra, bố trí thêm 1 cống chống tràn hồ, đường kính D300 thoát ra hệ thống thoát nước mưa của khu quy hoạch.
b. Mạng lưới thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa của khu quy hoạch được thiết kế riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải.
Hướng thoát nước chính là từ phía Đông sang Tây, Bắc xuống Nam, chia thành 2 lưu vực chính:
- Lưu vực 1 (2,75 ha) từ đường số 1 đến ranh phía Đông.
- Lưu vực 2 (3 ha) từ đường số 1 đến ranh phía Tây của dự án.
Giai đoạn 1:
- Nước mưa từ lưu vực 1 sẽ thoát về hồ cảnh quan tại lô CX1.
- Nước mưa từ lưu vực 2 sẽ thoát về điểm chờ đấu nối trên đường Lò Lu.
Giai đoạn 2:
- Nước mưa từ lưu vực 1 sẽ được đấu nối vào tuyến cống D800m trên đường nội bộ 02 thuộc dự án đường ĐX 144 ở phía Nam khu quy hoạch (đang được triển khai đầu tư).
- Nước mưa từ lưu vực 2 sẽ đấu vào hệ thống thoát nước mưa trên đường Lò Lu thoát ra Lê Chí Dân, sau khi đường Lò Lu được triển khai đầu tư.
Sử dụng cống tròn BTCT được đúc bằng công nghệ quay ly tâm có đường kính D600 đến D800. Các đoạn cống băng đường sử dụng cống BTLT H30. Độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,5m đối với cống đặt trên vỉa hè; 0,7m đối với cống đặt dưới lòng đường. Độ dốc dọc tối thiểu bằng 1/D, tất cả các miệng thu nước mưa đều phải có song chắn rác, sử dụng phương pháp nối cống ngang đỉnh.
Khoảng cách trung bình giữa các giếng thu từ 20 đến 30m. Bố trí giếng thăm tại các vị trí đổi hướng và tại các vị trí đấu nối.
6.4. Quy hoạch hệ thống cấp nước
Tổng nhu cầu: 354,7 m³/ngàyđêm
a. Nguồn nước
Nguồn cấp: đấu nối vào đường ống cấp nước trên tuyến đường nhựa phía Tây Bắc dự án, theo đường Nối 1 dẫn về khu quy hoạch.
b. Mạng lưới đường ống
* Hệ thống cấp nước sản xuất, sinh hoạt:
* Hệ thống đường ống cấp nước PCCC:
- Hệ thống trụ tiếp nước chữa cháy lấy nước từ mạng lưới cấp nước sinh hoạt, được bố trí theo hệ thống cấp nước.
- Bố trí các trụ cứu hỏa tại ngã ba ngã tư hoặc tại những nơi tập trung đông dân với khoảng cách không quá 120m/trụ. Các trụ chữa cháy có đường kính DN150, được bố trí trên đường ống có đường kính D100 trên vỉa hè, cách mép lòng đường 1,5m.
6.5. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải
Tổng nhu cầu: 62,88 m³/ngày.
a. Nguồn tiếp nhận:
Toàn bộ nước thải trong khu quy hoạch được thu gom bằng hệ thống cống ngầm dẫn về trạm xử lý nước thải công suất 76 m3/ngày đêm đặt ở lô đất hạ tầng bên trong khu quy hoạch. Nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn theo quy định sẽ thoát ra hệ thống thoát nước mưa của khu quy hoạch.
b. Mạng lưới đường ống:
Thiết kế hệ thống thoát nước thải tách biệt hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa. Hướng dốc thoát nước thải chính là từ hướng Đông sang hướng Tây, hướng về trạm xử lý nước thải trong khu quy hoạch.
Hệ thống thoát nước thải của khu quy hoạch sử dụng cống HDPE có đường kính D200, nối cống theo nguyên tắc nối ngang mực nước. Đối với các đoạn cống đặt trên vỉa hè chiều sâu chôn cống tối thiểu là 0,5m, đối với các đoạn cống đặt dưới lòng đường chiều sâu chôn cống tối thiếu là 0,7m. Các đoạn cống băng đường sử dụng ống lồng bên ngoài.
Hố ga được bố trí khoảng cách trung bình khoảng 25-30m/hố, tại các vị trí chuyển hướng và được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
6.6. Quy hoạch hệ thống thu gom chất thải rắn và vệ sinh môi trường
Tỷ lệ thu gom: 100%.
Thu gom rác tại các khu vực chức năng: mỗi công trình sẽ tự thu gom và đổ rác vào thùng rác đặt ở mỗi công trình, sau đó các công nhân vệ sinh sẽ thu gom vào các xe vận chuyển rác từ khu vực đến nơi xử lý (do đơn vị chuyên trách thực hiện).
Chú trọng công tác thu gom, phân loại tại nguồn, lưu giữ và chuyển giao xử lý đối với rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại phát sinh trong khu quy hoạch theo quy định tại Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
6.7. Quy hoạch hệ thống cấp điện, chiếu sáng
Tổng nhu cầu: 962,93 kVA.
a. Nguồn điện
Sử dụng nguồn cấp điện từ tuyến cáp trung thế 22kV trên đường Lò Lu đấu nối vào khu quy hoạch.
b. Mạng lưới điện
Từ tuyến cáp 22kV trên đường Lò Lu tiến hành đấu nối cấp điện vào khu quy hoạch (vị trí đấu nối thể hiện trên bản vẽ cấp điện).
- Giai đoạn 1 đầu tư 2 trạm biến áp phân phối 22/0,4kV: 1 trạm công suất 3x15 kVA đặt ở lô đất HTKT dùng cho trạm xử lý nước thải và chiếu sáng; 1 trạm 1x750 kVA dùng cho nhà thờ tổ,…
- Giai đoạn 2: đầu tư các trạm biến áp tại các lô đất xây dựng công trình bảo tồn Làng sơn mài (lô BT1- BT6) theo hình thức xã hội hóa, công suất từ 20-100kVA.
Tất cả các tuyến 22kV xây dựng mới theo quy hoạch vận hành hở đảm bảo độ an toàn trong cung cấp điện.
Vị trí, công suất trạm biến áp trong bản vẽ được xác định sơ bộ, sẽ được thiết kế cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật sau. Các trạm biến áp dự kiến sử dụng loại trạm nền, trạm hợp bộ hoặc kios.
Cáp cấp điện đến các trạm biến áp sử dụng cáp ngầm trung thế 22kV CXV/SE/DSTA-3x130mm² + CV-70mm² bố trí ngầm dưới vỉa hè và luồn trong ống nhựa xoắn HDPE.
c. Hệ thống chiếu sáng
Mạng điện chiếu sáng được thiết kế riêng biệt với hệ thống cấp điện sinh hoạt và sản xuất, được điều khiển bật, tắt đèn bằng tủ điều khiển tự động.
Bố trí 1 tủ chiếu sáng cho khu quy hoạch và sử dụng nguồn điện trạm biến áp 22/0,4kV công suất 3x15 kVA đặt ở lô đất hạ tầng kỹ thuật trong dự án.
Tuyến hạ thế 0,4kV cấp điện cho đèn chiếu sáng được thiết kế đi ngầm dưới chân các trụ đèn. Đoạn đi qua đường được luồn trong ống thép bảo vệ và cách mặt đường lớn hơn hoặc bằng 0,7m.
Dùng cần trụ đèn chiếu sáng thép côn tròn mạ kẽm cao 8,0m.
Đèn: dùng đèn LED 110W-220V.
Điều khiển: dùng tủ điều khiển tự động hai chế độ (tủ điều khiển sử dụng bộ điều khiển timer và contactor). Chế độ đóng cắt được thiết kế theo mùa cho phù hợp.
6.8. Quy hoạch hệ thống hạ tầng viễn thông thụ động
Tổng nhu cầu: 104 thuê bao.
a. Nguồn cấp
Hệ thống viễn thông của khu quy hoạch được kết nối với hệ thống viễn thông hiện hữu trên đường Lò Lu ở phía Nam khu quy hoạch.
b. Mạng lưới thông tin liên lạc
Để tránh lãng phí do thi công không đồng bộ, cần thiết kế hệ thống cống bể chờ nhằm mục đích phục vụ cho các tuyến cáp viễn thông cho các nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt.
Hạ ngầm các tuyến viễn thông hiện hữu đi qua khu quy hoạch.
Xây dựng tuyến viễn thông đi ngầm (ống luồng cáp + hố ga cáp) trong khu vực. Ống luồng cáp sử dụng ống PVC, tuyến cống từ 2-4 ống luồn mỗi bên đi dưới vỉa hè.
Các bể cáp sử dụng bể đổ bê tông loại từ 1- 3 nắp đan bê tông (nắp gang), 1-2 lớp ống
7. Giải pháp bảo vệ môi trường
7.1. Giải pháp về kỹ thuật
Công tác quản lý môi trường: địa phương thu gom và xử lý chất thải theo đúng quy hoạch đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.
Cây xanh góp phần hết sức quan trọng trong việc tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái. Ngoài công viên, cây xanh được bố trí xen kẽ trong các công trình và dọc theo các vỉa hè, khu vực xử lý nước thải tập trung.
Đối với cây xanh trồng dọc theo đường đô thị: sử dụng loại cây cao có tán lá tròn tạo bóng mát, nhằm che nắng cho đường phố và các công trình dọc 2 bên đường. Không sử dụng các cây có hoa, quả mà nhiều loại côn trùng ưa thích, tránh làm mất vệ sinh môi trường.
Đối với cây xanh trồng trong các khu công trình, khu xử lý nước thải tập trung: sử dụng các loại cây cao bóng mát lẫn các loại cây cảnh, cây bụi, hoa bụi, các loại cỏ thảm nhằm tạo ra những không gian cây xanh sinh động.
7.2. Giải pháp về quản lý
Chủ đầu tư và các đơn vị thi công cần có kế hoạch thi công và kế hoạch cung cấp vật tư thích hợp, hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm.
Trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm khói bụi tại khu vực công trường xây dựng dự án, tiến hành phun nước thường xuyên nhằm hạn chế một phần bụi và đất cát có thể theo gió phát tán vào không khí.
Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín, tránh tình trạng rơi vãi ximăng, gạch, cát … ra đường. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu cần trang bị đồ bảo hộ lao động để hạn chế một phần bụi và đất cát ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân xây dựng.
Trong quá trình thi công phải trang bị hệ thống che chắn công trình, tránh bụi và vật rơi từ trên cao xuống, tránh xả khói bụi vào môi trường xung quanh.
Các đơn vị thi công phải tổ chức các bãi tập kết vật tư, không được đổ tràn lan trên vỉa hè và đường phố, phải bảo vệ vỉa hè tại các khu vực công trình xây dựng. Các loại đất, cát, xà bần phát sinh trong quá trình thi công phải được vận chuyển ngay đến nơi tập kết.
8. Các công trình xây dựng ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện
* Các hạng mục đầu tư gồm 04 khu chức năng chính:
- Đất xây dựng công trình: đất xây dựng nhà thờ Tổ; đất xây dựng công trình bảo tồn hoạt động Làng sơn mài; đất xây dựng khu quản lý – thực hành và dạy nghề đất hạ tầng kỹ thuật (trạm xử lý nước thải); đất cây xanh, đất giao thông, sân bãi.
* Nguồn lực thực hiện: thực hiện theo quy định tại Khoản 10, Điều 1 của Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 30/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một”.
9. Thành phần hồ sơ
Thuyết minh tổng hợp, bản vẽ A3 thu nhỏ; phụ lục kèm theo thuyết minh (Các giải trình, Giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; Bản vẽ minh họa; Các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, bản vẽ A3 thu nhỏ kèm theo.
Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; kiến trúc, cảnh quan và đánh giá đất xây dựng, tỷ lệ 1/500;
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, tỷ lệ 1/500;
- Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, tỷ lệ 1/500;
- Bản vẽ thiết kế đô thị;
- Bản đồ hiện trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Bản đồ quy hoạch giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/500;
- Bản đồ quy hoạch cao độ nền, tỷ lệ 1/500;
- Bản đồ quy hoạch thoát nước mưa, tỷ lệ 1/500;
- Bản đồ quy hoạch cấp nước, tỷ lệ 1/500;
- Bản đồ quy hoạch thoát nước thải, tỷ lệ 1/500;
- Bản đồ quy hoạch cấp điện, tỷ lệ 1/500;
- Bản đồ quy hoạch chiếu sáng, tỷ lệ 1/500;
- Bản đồ quy hoạch viễn thông thụ động, tỷ lệ 1/500;
- Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật, tỷ lệ 1/500;